Câu hỏi thường gặp
1. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ xét tuyển vào những thời điểm nào?
Từ 08/07/2025 đến 17h00 ngày 31/07/2025: Xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thí sinh thực hiện các công việc sau:
– Thí sinh đăng ký nguyện vọng, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp nhưng chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trên hệ thống thì đăng ký tài khoản tại các điểm tiếp nhận theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh thường trú.
2. Hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội gồm những loại giấy tờ nào?
Hồ sơ xét tuyển gồm có:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (tải trên website www.hubt.edu.vn hoặc tuyensinh.hubt.edu.vn).
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD (bản sao công chứng);
+ Học bạ THPT (bản sao công chứng);
+ Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước) hoặc Bản sao công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2025);
+ Giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh (công chứng nếu có).
+ Bản sao công chứng Kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức (TSA) hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức (HAS) đối với hình thức xét tuyển điểm đánh giá tư duy, năng lực.
3. Nên chọn ngành học nào khi tham gia xét tuyển vào trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội?
Khi tham gia xét tuyển vào trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, việc chọn ngành học phù hợp rất quan trọng và nên dựa trên sở thích, năng lực, và định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Dưới đây là một số ngành học nổi bật mà bạn có thể tham khảo:
- Quản trị Kinh doanh: Đây là ngành học phù hợp với những bạn có đam mê về quản lý, lãnh đạo, và tổ chức công việc. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở các vị trí quản lý trong các công ty, tổ chức.
- Công nghệ thông tin: Ngành này đang rất phát triển, đặc biệt trong bối cảnh số hóa hiện nay. Nếu bạn yêu thích lập trình, phát triển phần mềm hoặc quản trị hệ thống mạng, đây là một lựa chọn tuyệt vời.
- Tài chính – Ngân hàng: Nếu bạn có đam mê về tài chính, kế toán, hay đầu tư, ngành này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức vững chắc về tài chính và cơ hội nghề nghiệp trong các ngân hàng, công ty tài chính.
- Marketing: Nếu bạn yêu thích sáng tạo và có khả năng giao tiếp tốt, ngành Marketing sẽ giúp bạn phát triển các chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, và xây dựng thương hiệu.
- Kế toán: Nếu bạn yêu thích làm việc với con số và có khả năng phân tích tài chính, ngành Kế toán sẽ là lựa chọn phù hợp, cung cấp cơ hội nghề nghiệp trong các công ty, tổ chức lớn.
- Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành học chuyên sâu về phát triển phần mềm, ứng dụng di động và các công nghệ mới. Với ngành này, bạn có thể tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao, như lập trình, AI, hay phát triển phần mềm.
- Kinh doanh quốc tế: Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường toàn cầu, ngành Kinh doanh quốc tế sẽ giúp bạn hiểu rõ về các xu hướng thương mại quốc tế, logistics, và quản lý chuỗi cung ứng.
Khi lựa chọn ngành học, bạn nên xem xét kỹ các yếu tố sau:
- Đam mê và sở thích cá nhân: Điều này sẽ giúp bạn duy trì động lực học tập lâu dài.
- Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: Hãy tìm hiểu về triển vọng nghề nghiệp, mức lương, và yêu cầu kỹ năng trong các ngành.
- Khả năng và thế mạnh bản thân: Bạn có thể tự đánh giá mình mạnh ở lĩnh vực nào để chọn ngành học phù hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cụ thể các ngành học ở trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, hãy cho tôi biết, tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm!
4. Những chính sách ưu tiên và học bổng của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội?
Chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường
dành 5% chỉ tiêu từng ngành đào tạo đối với thí sinh thuộc diện tuyển thẳng sau đây:
+ Đối với thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, tốt nghiệp THPT năm 2025 và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường, được tuyển thẳng vào Trường theo ngành thí sinh đăng ký.
+ Đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc trong Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2025 và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường được tuyển thẳng vào Trường theo ngành thí sinh đăng ký.
+ Đối với các thí sinh đối tượng khác, các điều kiện xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT và thông báo của Trường.
5. Học Kinh tế là một chọn lựa hợp lý nhất vào thời buổi này đúng không?
Câu hỏi của bạn là một câu hỏi rất phổ biến. Tuy nhiên, trước hết, ở góc độ học thuật, cần tránh một nhầm lẫn thường có giữa cái gọi là “Kinh tế” và “Quản trị Kinh doanh” hay “Kế toán.” Quản trị Kinh doanh, Kế toán và Tài chính – Ngân hàng hay “business” nói chung hiện đang là những ngành rất “hot” trên thị trường, với nhiều cơ hội việc làm. Ngược lại, “Kinh tế” hay từ gốc là “economics” là ngành học thiên về toán học và quản lý chính sách, ví dụ như nhiều nhà toán học đạt các giải Nobel về Kinh tế là vậy. Vì thế, khi chọn lựa ngành, bạn cần cẩn thận tránh sự nhầm lẫn tai hại giữa các ngành Quản trị Kinh doanh, Kế toán và Tài chính – Ngân hàng với các ngành Kinh tế Quản lý Công (hay Nhà nước), Kinh tế Phát triển, Kinh tế Chính trị…
Và nếu thực ra là bạn đang quan tâm đến các ngành như Quản trị Kinh doanh, Kế toán và Tài chính – Ngân hàng và Du lịch khi nói đến từ “Kinh tế” thì chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời là liệu đó có phải là lựa chọn hợp lý nhất trong thời buổi này hay không ngay trong phần trả lời cho câu hỏi bên dưới.
6. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ chỉ áp dụng các phương thức xét tuyển nào?
Trường sử dụng các phương thức xét tuyển sau:
1) Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025:
– Các ngành thuộc 10 lĩnh vực: Nghệ thuật, Kinh doanh và quản lý, Pháp luật, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nhân văn, Khoa học xã hội, Du lịch, Môi trường: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm.
– Các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe: Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học, Điều dưỡng: theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Mức điểm trên bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
2) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cả năm lớp 12 (học bạ) bậc THPT (hoặc tương đương):
– Các ngành thuộc 10 lĩnh vực: Nghệ thuật, Kinh doanh và quản lý, Pháp luật, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nhân văn, Khoa học xã hội, Du lịch, Môi trường: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm.
– Các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe:
+ Y đa khoa, Dược học: học lực cả năm lớp 12 xếp loại Tốt; Kết quả rèn luyện cả năm lớp 12 xếp loại Tốt và tổ hợp xét tuyển từ 24 điểm trở lên;
+ Răng – Hàm – Mặt: học lực cả năm lớp 11, lớp 12 xếp loại Tốt; Kết quả rèn luyện cả năm lớp 11 và cả năm lớp 12 xếp loại Tốt và tổ hợp xét tuyển từ 24 điểm trở lên;
+ Điều dưỡng: học lực cả năm lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên; Kết quả rèn luyện cả năm lớp 12 xếp loại Tốt và tổ hợp xét tuyển từ 19,5 điểm trở lên.
3) Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) tổ chức hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia Hà Nội (HSA) tổ chức.
– Các ngành thuộc 10 lĩnh vực: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Xây dựng, Nhân văn, Khoa học xã hội, Du lịch, Môi trường. Đối với kết quả TSA: 50 điểm trở lên, đối với kết quả HSA: 60 điểm trở lên .
– Các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và ngành có môn năng khiếu: không xét phương thức trên.
– Thí sinh phải có kết quả học tập cả năm lớp 12 loại Khá trở lên và kết quả rèn luyện ở mức Đạt trở lên.
– Trường sẽ quy đổi điểm thí sinh đạt được về thang điểm 30.
4) Xét tuyển kết hợp điểm thi năng khiếu và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cả năm lớp 12 bậc THPT. Các môn năng khiếu nhà trường có tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển dựa vào kết quả thi năng khiếu của các trường đại học trên cả nước.
– Môn năng khiếu do Trường tổ chức thi tuyển;
– Sử dụng kết quả thi môn Năng khiếu của các Trường Đại học khác trong cả nước.
– Nếu tổ hợp có 1 môn năng khiếu, 2 môn văn hoá thì điểm của 2 môn văn hoá phải ≥12;
– Nếu tổ hợp có 2 môn năng khiếu, 1 môn văn hoá thì điểm của môn văn hoá phải ≥ 6.
– Kết quả rèn luyện cả năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên cho tất cả các ngành.