THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên chương trình đào tạo:
– Tên tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
– Tên tiếng Anh: Mechatronics Engineering
2. Mã số ngành đào tạo: 7510203
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Tên văn bằng: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
5. Thời gian đào tạo: 4 năm
6. Đơn vị được giao nhiệm vụ: Khoa Cơ điện tử và Ô tô
7. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
8. Số tín chỉ yêu cầu: 156 tín chỉ (Không kể khối lượng Giáo dục thể chất, Giáo
dục quốc phòng an ninh)
9. Thông tin vị trí việc làm
Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có
nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các doanh nghiệp sản xuất,
dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự
động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực
tiếp hay người quản lý, điều hành như:
– Kỹ sư thiết kế: Thiết kế, lập trình tổ chức vận hành phần cứng và phần mềm
tự động, bán tự động, thiết kế dây chuyền máy móc, trang thiết bị nhà xưởng,
chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp.
– Kỹ thuật viên: tại các bộ phận điều khiển, bộ phận công nghệ dây chuyền tự
động hóa tại các nhà máy sản xuất
– Quản lý sản xuất: Phụ trách vận hành, bảo trì và duy tu hệ thống dây chuyền,
máy móc tại nhà máy
2
– Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển công nghệ,
máy móc, chuyển giao công nghệ cho viện nghiên cứu.
Kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện
tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao…chẳng hạn như: điều hành và tổ chức quản lý
hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt
động của các thiết bị công nghệ tự động…
10. Khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ
– Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử có đủ trình độ để
tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước và nước
ngoài;
– Đủ trình độ để theo học bậc Thạc sỹ ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử