I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Tên chương trình đào tạo:
Tiếng Việt: Luật kinh tế
Tiếng Anh: Economic Laws
1.2. Mã ngành đào tạo: 7380107
1.3. Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng cử nhân Luật Kinh tế).
1.4. Hình thức đào tạo: Chính quy
1.5. Số lượng tín chỉ cần tích lũy: 137 (Không kể khối lượng Giáo dục thể chất
và Giáo dục quốc phòng – an ninh).
1.6. Thời gian đào tạo: 4 năm
1.7. Thông tin vị trí việc làm và khả năng tiếp tục học tập, nâng cao kiến
thức:
a) Người học ngành Luật Kinh tế, sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận
những vị trí công việc như sau:
– Chuyên gia tư vấn pháp luật, cố vấn pháp luật, chuyên viên quản lý nhân sự
cho lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế;
– Luật sư, chuyên viên pháp lý, công chứng viên, trọng tài viên, các chức
danh ta pháp khác tại văn phòng luật sư, công ty luật, tổ chức công chứng, các tổ
chức cung cấp dịch vụ pháp lý;
– Thư ký, thẩm phán tại tòa án dân sự, kinh tế, trọng tài thương mại;
– Chuyên gia pháp luật, cán bộ pháp chế tại các cơ quan nhà nước thuộc hệ
thống lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương (các cơ quan của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân; các bộ, sở, phòng tư pháp, ủy ban nhân dân; cơ quan
thuế, hải quan; các cơ quan thuộc viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án v.v…);
– Cán bộ nghiên cứu pháp luật tại các viện nghiên cứu;
– Chuyên viên tư vấn chính sách, chuyên gia pháp luật tại các NGO, các tổ
chức quốc tế;
– Giảng viên Luật tại các cơ sở giáo dục;
– Hòa giải viên, quản tài viên, thừa phát lại, đấu giá viên, chấp hành viên;
– Thành lập, quản lý hoặc làm thành viên hợp danh Công ty luật, Văn phòng
luật sư hoặc các tổ chức hành nghề luật theo quy định của pháp luật liên quan;
– Trực tiếp điều hành một doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sản xuất kinh
doanh;
– Các nghề nghiệp khác.
b) Người học ngành Luật Kinh tế, sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục
học tập, nâng cao kiến thức dưới các hình thức sau đây:
– Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học để đạt được học vị thạc sĩ
luật hoặc tiến sĩ luật;
– Tiếp tục học tập tại Học viện Tư pháp quốc gia để nhận các chức danh tư
pháp hành nghề trong lĩnh vực luật sư, công chứng, thừa phát lại, chấp hành viên…;
– Tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ trong nước và ngoài
nước;
– Có khả năng rèn luyện để thi nâng ngạch chuyên môn và nhận các chứng
chỉ nghề nghiệp hoặc ngạch bậc công chức, viên chức cao hơn.
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế trình độ đại
học là đào tạo cử nhân Luật Kinh tế theo định hướng ứng dụng. Người học được
trang bị kiến thức chuyên môn toàn diện về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật;
nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên, xã hội; có kiến thức thực tế vững chắc,
kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Luật Kinh tế, có kỹ năng phản
biện, phân tích, tổng hợp thông tin liên quan ngành Luật Kinh tế; kỹ năng thực
hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ
phức tạp thuộc ngành Luật Kinh tế; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo hoặc
theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; giải quyết được những vấn đề thuộc
lĩnh vực pháp luật; chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc
hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ
trong lĩnh vực pháp luật nói chung và ngành Luật Kinh tế nói riêng; Có đủ năng
lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc thuộc ngành Luật
Kinh tế.
Chi tiết tại: Luật kinh tế